Sự cố và cách khắc phục

Màng sơn bị kiềm hóa

      

Mô tả hiện tượng

Màu bị loang ố, bạc màu thành từng đám có màu trắng hoặc vàng nhạt, nếu nặng có thể nhìn thấy lớp muối, xoa ra phấn

Nguyên nhân

- Sơn khi bề mặt tường ẩm ướt, độ ẩm trên 16 %

- Sơn ngay lên tường vữa quá mới

- Không sử dụng sơn lót, lót không đạt hoặc sử dụng sơn trắng thay cho sơn lót.

- Vùng giáp biển, sử dụng nước lợ để trộn vữa

- Nhiễm muối từ nguồn cát, gạch, nước sử dụng trong xây dựng.

- Tường có vết rạn nứt hoặc ngấm ẩm từ ngoài vào.

Cách xử lý

- Nếu bị nhiễm muối nhẹ, không làm thay đổi màu, chỉ cần lau sạch .

- Nếu nghiêm trọng cần cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xử lý bề mặt, đảm bảo loại bỏ các yếu tố gây thấm

- Sơn lại theo hệ thống đề nghị: 2 lớp sơn lót cao cấp + 2 lớp sơn phủ

Biện pháp phòng ngừa

- Thi công khi tường khô (độ ẩm < 16% hoặc tường khô sau 28 ngày)

- Sử dụng hệ thống sơn đề nghị và thi công đúng hướng dẫn.

- Luôn luôn sử dụng sơn lót chống kiềm.

- Xử lý triệt để các khe nứt, vết nứt trước khi thi công

 

Hiện tượng sơn phai màu

Mô tả hiện tượng

Màng sơn bị bạc màu, xuất hiện những mảng lớn màu bị bạc ở những vị trí tiếp xúc với mưa nắng, nhiệt độ, thời tiết khác nhau.

Nguyên nhân

- Bột màu trong sơn có chất lượng kém, hoặc màu nhạy cảm kém bền ánh sáng (tone màu xanh dương, vàng chanh, đỏ tươi)
- Sử dụng sơn nội thất cho ngoại thất.
- Pha sơn loãng quá
- Môi trường khắc nghiệt

Cách xử lý

- Vệ sinh bề mặt
- Sơn lại theo hệ thống đề nghị

Biện pháp phòng ngừa

Sử dụng sơn cao cấp, chất lượng cao, hạn chế sử dụng các màu Xanh dương, Đỏ tươi, Vàng chanh ra ngoài trời

 

Phấn hóa

Mô tả hiện tượng

Trên bề mặt màng sơn có một lớp bột mỏng màu trắng. Chỉ cần xoa tay lên bề mặt, bột phấn sẽ bám đầy tay

Nguyên nhân

- Dùng sơn trong nhà cho ngoài trời.
- Sơn kém chất lượng
- Màng sơn bị lão hóa theo thời gian
- Pha nước quá nhiều khi thi công

Cách xử lý

- Nếu mức độ nhẹ thì có thể lau nhẹ cho sạch.
- Nếu mức độ nghiêm trọng thì phải cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xử lý bề mặt và sơn lại theo hệ thống đề nghị: 1 lớp sơn lót + 2 lớp sơn phủ

Biện pháp phòng ngừa

- Tuân thủ hệ thống sơn đề nghị, tuyệt đối không sử dụng sơn nội thất cho ngoại thất.
- Sử dụng sơn chất lượng phù hợp
- Không pha quá nhiều nước

 

Màng sơn bị nứt

     

Mô tả hiện tượng

Màng sơn bị nứt nẻ sau khi vừa khô hoặc vài ngày sau thi công

Nguyên nhân

- Sử dụng loại sơn chất lượng thấp có hàm lượng bột độn nhiều, chất tạo màng ít.
- Sơn quá nhiều lớp sơn, sơn quá dày, sơn khi thời tiết quá oi nóng hoặc quá lạnh
- Xử lý bề mặt chưa tốt

Cách xử lý

- Cạo bỏ toàn bộ lớp sơn bị nứt
- Sơn lại bằng loại sơn tốt, độ dày phù hợp

Biện pháp phòng ngừa

- Xử lý bề mặt tốt
- Sơn vừa đủ độ dày
- Dùng sơn chất lượng cao
- Không sơn khi thời tiết oi nóng hoặc quá lạnh

 

Hiện tượng rêu mốc

          

Mô tả hiện tượng

Rêu mọc xanh hoặc màu sẫm trên bề mặt tường tại các kẽ nứt, chỗ phồng rộp, chỗ bị ẩm.

Nguyên nhân:

- Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16% hoặc chờ 24-28 ngày sau khi tô hồ)
- Chất lượng sơn kém (tính năng chống rêu mốc không hiệu quả)
- Sử dụng sơn trong nhà cho tường ngoài trời.
- Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm cũng gây ra sự cố rêu mốc.
- Sơn quá loãng, màng sơn quá mỏng (màng sơn khô tiêu chuẩn là 30-40 micron/lớp)

Cách xử lý:

- Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần).
- Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm (vết nứt, nơi có độ ẩm cao...)
-. Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ
- Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
+ 1 lớp sơn lót
+ 2 lớp sơn phủ

Biện pháp phòng ngừa:

- Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết ( độ ẩm dưới 16% hoặc chờ 24-28 ngày sau khi tô hồ)
- Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường...)
- Sử dụng sơn có khả năng chống rêu mốc, vi sinh tốt.
- Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công (tỷ lệ nước pha, thời gian giữa các lớp sơn, điều kiện thời tiết...)

 

Hiện tượng phồng rộp

Mô tả hiện tượng

Màng sơn ở một số chỗ bị phồng lên, phồng rộp luôn đi kèm với hiện tượng bong tróc. Hiện tượng phồng rộp chỉ quan sát được sau khi sơn được một thời gian (từ vài tuần trở lên).

Nguyên nhân:

- Phồng rộp xảy ra khi trong tường có nhiều hơi ẩm. Sau một thời gian, hơi nước từ trong tường sẽ đẩy màng sơn phồng lên.
- Màng sơn có đặc tính thở kém nên lượng hơi ẩm khó thoát ra ngoài màng sơn, làm cho màng sơn bị phồng lên.
- Màng sơn bị nứt nên nước thấm vào màng sơn.
- Độ bám dính của sơn không tốt do sơn có lượng nhựa thấp hoặc do bề mặt tường chưa được vệ sinh kỹ, còn dầu mỡ.
- Sơn một lớp phủ hệ dầu lên lớp sơn hệ nước.
- Thi công khi bề mặt tường quá nóng.

Cách xử lý:

- Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần).
- Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm (vết nứt, nơi có độ ẩm cao...).
- Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp.
- Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
+ 1 lớp sơn lót
+ 2 lớp lớp sơn phủ

Biện pháp phòng ngừa:
- Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16%).
- Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can).
- Sử dụng sơn có đặc tính thở tốt, có độ bám dính tốt.
- Vệ sinh sạch bề mặt hồ vữa trước khi thi công.
- Tránh sơn 1 lớp sơn phủ hệ dầu lên lớp sơn phủ hệ nước.
- Tránh sơn khi bề mặt tường quá nóng.